"Xin đừng quên tôi" Chi_Lưu_ly

Trong một số ngôn ngữ, tên gọi của hoa lưu ly có nghĩa "xin đừng quên tôi". Tên tiếng Anh "Forget me not" được mượn từ tên tiếng Pháp cổ là "Ne m'oubliez pas" và được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1532. Nhiều ngôn ngữ châu Âu và ngoài châu Âu khác cũng vay mượn cái tên này, chẳng hạn tiếng Nga "Незабудка" (Nezabudka) tiếng Đức "vergissmeinnicht", tiếng Ba Lan "niezapominajki", tiếng Đan Mạch "forglem-mig-ej", tiếng Hà Lan "vergeet-mij-nietje", Esperanto "neforgesumino", tiếng Triều Tiên "물망초" (勿忘草, mul mang cho), tiếng Nhật "wasurenagusa", tiếng Hêbrơ "זכריני" (Zichrini), tiếng Ba Tư (Farsi) "فراموشم مکن" (farâmusham makon), v.v.

Theo truyền thuyết của Đức, khi Chúa trời đặt tên cho các loài cây thì một loài cây bé nhỏ chưa có tên khóc lóc: "Ôi lạy Đức Chúa, xin đừng quên con", và Chúa trời đáp lại: "Đó sẽ là tên của ngươi"[2]. Vào thế kỷ 15 ở Đức, người ta cho rằng những người mang theo hoa này sẽ không bao giờ bị người tình quên lãng.

Truyền thuyết nói rằng trong thời Trung cổ, một hiệp sĩ cùng người tình đi dọc theo bờ sông. Chàng hiệp sĩ cố nhổ một cụm hoa, nhưng do bộ áo giáp nặng nề nên đã bị rơi xuống nước. Khi bị chìm xuống, anh ta đã ném bó hoa cho tình nhân của mình và kêu lên "xin đừng quên anh". Vì thế loài hoa này gắn liền với chuyện tình lãng mạn và định mệnh bi thảm. Nó thường được các cô gái mang theo như là biểu hiện của lòng chung thủy và tình yêu vĩnh cửu.

Vua Henry IV đã chọn loài hoa này làm biểu tượng trong thời gian ông tha hương năm 1398 và tiếp tục chọn làm biểu tượng của mình khi trở về Anh vào năm sau đó.[2]